TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT TẠI VIỆT NAM
– Cát sử dụng tại Việt nam chủ yếu là cát tự nhiên khai thác từ lòng sông
– Nhu cầu sử dụng cát cho công trình xây dựng tại Việt nam khoảng 130 triệu m3/năm
– Nhu cầu cát san lấp giai đoạn 2016 – 2020 là 2,1-2,3 tỷ m3 trong khi trữ lượng dự báo chỉ đạt 2,1 tỷ m3
– Nguồn cung cát tự nhiên từ các khu vực khai thác hợp pháp chỉ đạt 40 – 50% nhu cầu sử dụng.
– Giá cát tại TPHCM năm 2017: cát đổ bê tông (700.000VNĐ/ m3), cát xây tô (500.000-600.000VNĐ/ m3), cát san lấp 350.000VNĐ/ m3)
– Giá cát có xu hướng tăng ngày càng mạnh do nguồn cạn kiệt, khai thác khó khăn và ảnh hưởng môi trường.
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN TẠI VIỆT NAM
– Cát nghiền được sản xuất ở những vùng thiếu hoặc không có cát tự nhiên (ít sông suối) và ở các địa phương có mỏ hoặc cơ sở khai thác, sản xuất đá xây dựng…
– Toàn Việt Nam có khoảng gần chục cơ sở sản xuất cát nghiền tập trung tại Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Bình Dương, Đồng Nai ….. Với tổng công suất đạt khoảng 3 triệu tấn/năm
– Tiêu thụ cát nghiền tại Việt Nam còn khá khó khăn do thói quen sử dụng, công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm cát nghiền chưa tốt, định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn liên quan đến vật liệu thay thế cát tự nhiên còn chưa hoàn thiện dẫn đến các khâu tư vấn thiết kế, phê duyệt dự án còn chưa chú trọng đến cát nghiền
– Bộ Xây dựng hiện đã ban hành 01 Quy chuẩn, 06 Tiêu chuẩn quốc gia và 01 chỉ dẫn kỹ thuật liên quan đến cát và vật liệu thay thế cát sử dụng trong xây dựng
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁT NGHIỀN TẠI VIỆT NAM
– Cát nghiền xây dựng được sản xuất chủ yếu từ nguồn đá tự nhiên tại các mỏ khai thác dưới dạng đá mạt kích thước nhỏ (0,05-1mm) thu được từ quá trình gia công đá gốc thành đá dăm hoặc nghiền trực tiếp từ đá gốc đã loại bỏ phần đá mạt.
– Cát nghiền thường có thành phần bột khá lớn (lọt sàng 0,14mm) nên phải loại bớt bằng cách rửa trôi (tốn nước) – tuyển ướt hoặc có thể dùng các công nghệ nghiền tiên tiến (tuyển khô). Bột loại do tuyển ướt có thể dùng sản xuất gạch bê tông, grannit, phụ gia cho xi măng….
– Cát nghiền có cấu trúc hạt đồng đều, có thể điều chỉnh mô đun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau
– Hạt cát nghiền có nhiều góc cạnh, lại có nhiều bột nên bê tông cát nghiền kém dẻo, khó bơm. Cần lượng nước trộn nhiều hơn cát tự nhiên khi chế tạo bê tông để đạt được cùng độ sụt, hoặc phải pha thêm phụ gia hóa dẻo khi trộn.
DÂY CHUYỀN VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁT NGHIỀN
– Công việc sản xuất cát nhân tạo từ đá cát kết được chia làm 2 công đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Sản xuất nguyên liệu từ đá cát kết để làm vật liệu đầu vào (đường kính 0-4cm) của công đoạn II. Các thiết bị chính bao gồm: Máy nghiền kẹp hàm, máy nghiền phản kích và hệ thống các loại sàng lắc, sàng rung, băng tải.
+ Giai đoạn 2: Nghiền vật liệu đầu vào thành cát nhân tạo, rửa cát và làm khô. Các thiết bị chính bao gồm: Máy nghiền ly tâm phản kích trục đứng, hệ thống sàng rung, hệ thống băng tải, hệ thống thu gom cát, hệ thống rửa làm sạch và vắt khô
ỨNG DỤNG CỦA CÁT NGHIỀN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
– Cát nghiền từ đá cát kết thỏa mãn các tiêu chuẩn TCN 9205 : 2012 và TCVN 7570 : 2006 có thể sử dụng để thay thế cát tự nhiên làm cốt liệu cho vữa và bê tông
– Hỗn hợp đá dăm phế thải từ quá trình nghiền cát có thể sử dụng làm vật liệu san lấp cho lớp áo đường ô tô (đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 8859:2011 đối với cấp phối đá dăm loại I trong kết cấu lớp áo đường ô tô).
– Cát nghiền có thể sử dụng thay thế cát tự nhiên trong chế tạo bê tông nhựa theo các tiêu chuẩn TCVN 8819 : 2011 và TCN 356-06
– Cát nghiền có thể sử dụng thay thế cát tự nhiên trong chế tạo bê tông cát đầm lăn trong xây dựng công trình giao thông
– Cát nghiền kết hợp với cát mịn tự nhiên trong chế tạo bê tông